Truyền thuyết tự nhiên Truyền thuyết đô thị Nhật Bản

Vụ cháy Cửa hàng bách hóa Shirokiya năm 1932.

Vụ hỏa hoạn cửa hàng bách hóa Shirokiya năm 1932

Vào ngày 16 tháng 12 năm 1932 tại Tokyo, Nhật Bản đã xảy ra một vụ hỏa hoạn tại cửa hàng bách hóa Shirokiya khiến 14 người không may tử vong.[1] Trong lúc ngọn lửa bùng phát, những nhân viên nữ của cửa hàng bách hóa đang mặc trên mình bộ Kimono đã phải tháo chạy lên tầng thượng của tòa nhà 8 tầng.[1] Một tin đồn sau đó đã lan rộng cho rằng một số nhân viên nữ của cửa hàng này đã từ chối nhảy xuống lưới an toàn của những lính cứu hỏa dưới mặt đất. Theo truyền thống Nhật Bản, hầu như phụ nữ đều không mặc nội y khi đang mặc kimono trên người và họ sợ rằng khi nhảy xuống thì tà áo sẽ bị tốc lên khiến họ bị lộ phần bên trong nên họ đã không nhảy xuống và dẫn đến việc những người phụ nữ này đã tử vong ngay sau đó.[2][3] Tin tức này đã thu hút sự chú ý từ các nước xa xôi như châu Âu. Người ta cho rằng sau vụ hỏa hoạn kia, ban quản lý cửa hàng đã yêu cầu những nhân viên của cửa hàng mặc nội y cùng với kimono và xu hướng đó giờ đây dần trở nên phổ biến trên toàn Nhật Bản.[2][3]

Trái ngược với suy nghĩ này, Inoue Shoichi, giáo sư về phong tụckiến trúc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Nghiên cứu Nhật Bản cho rằng hầu hết những người trong vụ hỏa hoạn đều đã được cứu bởi lính cứu hỏa và theo ông câu chuyện về những người phụ nữ kia là bịa đặt.[4] Tuy nhiên, câu chuyện này phổ biến trong rất nhiều các tập sách tham khảo trong đó có một cuốn sách do chính Cơ quan phòng cháy chữa cháy của Nhật Bản phát hành.[1] Mặt khác, người ta cũng cho rằng vụ cháy của hàng bách hóa này là chất xúc tác cho việc thay đổi trang phục truyền thống của Nhật Bản với việc mặc nội y theo kiểu phương Tây mặc dù không có bằng chứng hay nghiên cứu nào chỉ ra điều này là đúng hay sai.[5]

Bộ đếm giờ của Sony

Đã có một tin đồn lưu truyền rằng tập đoàn Sony đã cài trong các thiết bị điện tử của mình một bộ đếm giờ khiến chúng nhanh chóng hỏng hóc sau khi hết hạn bảo hành, việc này được nhiều người biết đến như là một "hình thức lỗi thời bất hợp pháp".[6][7]

Một thuật ngữ được gọi là "Sony Timer" được lưu truyền trên mạng ý nói đến thiết bị mà Sony đã cài vào trong máy khách hàng.[6][7] Tại cuộc họp hội đồng cổ đông thường niên năm 2007, ông Chubachi Ryoji, chủ tịch khi đó của Sony đã chia sẻ rằng ông biết đến câu chuyện được lưu truyền này.[8] Tính đến nay, câu chuyện về máy đếm giờ và hình thức lỗi thời bất hợp pháp này của Sony chưa bao giờ được xác nhận.

Sản xuất tại Hoa Kỳ

Vào những năm 1960, khi nền kinh tế Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khó khăn sau chiến tranh thế giới thứ hai do là nước bại trận. Có tin đồn cho rằng chính phủ Nhật lúc đó đã đổi tên một thành phố thành "Usa" để khi xuất khẩu hàng hóa,[9] các sản phẩm sẽ ghi trên nhãn mác là "MADE IN USA, JAPAN" để tạo ra một hiểu lầm rằng sản phẩm này đang được sản xuất tại Mỹ.[9] Tuy nhiên, điều này được cho là không chính xác do thành phố Usa, tỉnh Ōita, Nhật Bản đã có tên gọi như vậy trước cả khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vì khu vực này đã gắn liền với đền Usa từ thế kỷ thứ 8[10] cũng như các sản phẩm khi xuất khẩu phải được dán nhãn theo tên quốc gia chứ không phải theo tên thành phố.[4] Một số người cho rằng cách ghi như vậy có thể chống lại sự kỳ thị rằng các sản phẩm sản xuất bởi Nhật vào thời điểm đó là kém chất lượng.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Truyền thuyết đô thị Nhật Bản http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-06/0... http://www.globalpost.com/dispatch/japan/090327/th... http://www2.gol.com/users/michaelo/History.html http://en.j-cast.com/2006/09/01002801.html http://www.obakemono.com/cgi-bin/yabb/YaBB.cgi?boa... http://pinktentacle.com/tag/urban-legend/ http://www.snopes.com/business/genius/usa.asp http://www.thejapanesehorror.com/2016/08/japanese-... http://yokai.com/akamanto/ http://yokai.com/kuchisakeonna/